Dòng mực cũ
Mời quý thính giả cùng đón nghe truyện dài Dòng mực cũ của tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn qua giọng đọc Nguyễn Ngọc Ngạn, Hồng Đào
16 người đang nghe
Lượt nghe:31,112
Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn không còn xa lạ gì đối với độc giả người Việt ở hải ngoại, và một số độc giả trong nước, nhất là trong số rất đông đảo khán thính giả thường theo dõi ông qua các cuốn băng video ca nhạc do Thúy Nga sản xuất.
Tuy bận rộn nhưng nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã dành cho tạp chí một cuộc mạn đàm về cuốn Dòng Mực Cũ, một tiểu thuyết lịch sử do nhà xuất bản Tú Quỳnh phát hành vào cuối năm 2004.
Phạm Ðiền: Kính chào nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Chúng tôi có được cuốn Dòng Mực Cũ trên tay. Đây là tác phẩm có nhiều chất liệu phong phú, qua đó ông làm sống lại thời kỳ lịch sử mà các đảng phái Việt Nam sinh hoạt trong thời kỳ phôi thai trong chiến tranh chống Pháp, rất gần gũi với người Việt trong giai đoạn vừa qua.
Xin ông cho biết rõ hơn lý do ông chọn lựa giai đoạn này để viết tiểu thuyết lịch sử Việt Nam?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Trước hết chúng tôi xin kính chào quý vị thính giả của Đài Á Châu Tự Do. Có thể nói Dòng Mực Cũ của tôi là một hình thức tiểu thuyết lịch sử.
Sau khi tham khảo một số tài liệu chúng tôi quyết định viết cuốn sách này, nói đến nguồn gốc đầu tiên, thời kỳ khoảng giữa thập niên 1920 tức thời kỳ khai sinh Đông Dương Cộng Sản Đảng, nói đúng ra lúc đó là Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội song song với Việt Nam Quốc Dân Đảng thời Nguyễn Thái Học.
...nói đến nguồn gốc đầu tiên, thời kỳ khoảng giữa thập niên 1920 tức thời kỳ khai sinh Đông Dương Cộng Sản Đảng, nói đúng ra lúc đó là Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội song song với Việt Nam Quốc Dân Đảng thời Nguyễn Thái Học.
Cũng biết rằng cuốn sách như thế này thì không thuộc loại sách thương mại, tức là khó bán, nhưng tại vì chúng tôi cảm đó là một công trình cần thiết cho nên bỏ quá nhiều thì giờ để kiếm tài liệu. Viết tiểu thuyết lịch sử thì gần như các nhân vật nó không phải là hư cấu mà là chuyện thật, có nhiều nhân vật hiện nay đang còn sống mặc dầu đó là lớp tuổi đã khoảng 80.
Ý định của chúng tôi là duyệt lại thời gian đầu khi một đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng, một đảng lớn của chúng ta phía quốc gia cùng ra đời song hành với Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội tiền thân của Đông Dương Cộng sản Đảng sau này.
Phạm Ðiền: Khi ông dựng tác phẩm, dựng lại lịch sử, chắc ông phải cất công sưu khảo nhiều và cũng có dịp để nói chuyện với các vị trưởng thượng can dự vào các biến chuyển lịch sử, hoạt động đảng phái trong cái thời kỳ gay go, ông có thể cho một vài trường hợp điển hình về những vấn đề ông đã sưu tập để hoàn tất cuốn sách không?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Phần lớn chúng tôi đọc tài liệu hơn là gặp gỡ, tại vì ở hải ngoại thì rộng rãi quá mà tôi cũng không biết những vị nào ở đâu để gặp được, nhưng mà có điều là sau khi cuốn sách xuất bản thì có một vị trọng tuổi ở bên Úc, hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Đảng có cho chúng tôi biết chính người trong đảng mà không được biết tường tận như cuốn sách của chúng tôi.
Cuối cuốn sách chúng tôi có ghi số tài liệu chúng tôi tham khảo, dĩ nhiên là có nhiều tài liệu của phía bên kia viết do đó việc gạn lọc, phân tích, phán đoán trước khi sử dụng tài liệu nó cũng là việc rất khó khăn.
Bây giờ dù sao thì chuyện cũng đã qua đi, tôi cố gắng viết một cách trung thực và khách quan nhất để sự thực của lịch sử lúc nào cũng được tôn trọng. Đó là việc làm chúng tôi cho là khó khăn nhất đối với một người đứng về phía quốc gia, cá nhân tác giả, là tôi thì quan điểm của mình rất rõ nét.
Bây giờ dù sao thì chuyện cũng đã qua đi, tôi cố gắng viết một cách trung thực và khách quan nhất để sự thực của lịch sử lúc nào cũng được tôn trọng. Đó là việc làm chúng tôi cho là khó khăn nhất đối với một người đứng về phía quốc gia, cá nhân tác giả, là tôi thì quan điểm của mình rất rõ nét.
Viết tiểu thuyết lịch sử mà dùng quan điểm cá nhân để phê phán phía đối nghịch mình nặng nề thành thử chúng tôi cố giữ nét trung thực. Đó cũng là cái điều chúng tôi cố gắng đạt được. Phản ứng của một số độc giả cho biết là rất hài lòng cách nhìn khách quan của tôi.
Phạm Ðiền: Trong tác phẩm có một số nhân vật có tính cách tiêu biểu, giống như là Minh, Tân, như Hậu, Duyên với lại một số người khác mà ông đưa vào trong chuyện để cho người đọc thấy được cả cái bối cảnh thời kỳ đó. Khi dựng lại những nhân vật, ông đưa cho họ vai trò nào, sinh hoạt như thế nào trong dòng lịch sử Việt Nam?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Đó là một lớp người vô danh, nhưng mà có thực ở ngoài đời mà hàng lớp đó không được lịch sử nhắc đến, không được quần chúng và chúng ta, những thế hệ sau, nhớ đến.
Nhưng sự thực họ là “những viên gạch đầu tiên” hoặc xây dựng đảng phái quốc gia Việt Nam Quốc Dân Đảng hoặc Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội tức là đảng bên phía cộng sản. Những nhân vật đó đông lắm.
Tôi nhớ có một lần tôi gặp một bà cụ, năm nay khoảng 80 thì bà cụ chỉ nói với tôi một câu khiến cho tôi bắt đầu cho tác phẩm này rằng là “tôi nhớ cái thời đó chị em bạn gái chúng tôi, bố mẹ cứ bắt lấy chồng là bởi vì làng tôi các cô bỏ trốn đi theo Quốc Dân Đảng đông quá hoặc là theo Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội tức là Đông Dương CS đảng. Thành thử sợ mang tiếng con gái bỏ nhà ra đi, cứ hối thúc chúng tôi lấy chồng.”
Từ đó, xúc động về câu nói của bà cụ tôi bắt đầu ngồi xuống viết tác phẩm này. Tiếng nói của bà cụ đó giống như cô Hậu, cô Duyên ở trong cuốn Dòng Mực Cũ của tôi.
Nhận xét chung của họ là thời kỳ đó lòng yêu nước nó sôi sục lắm. Nó phát rất là mạnh. Chúng ta cũng nhớ là cảnh cuối mùa thực dân vì thời đó là thời vùng dậy của các quốc gia điển hình là Nhật, rồi cách mạng bên Trung Hoa, thành thử nó làm không khí nó sôi sục lắm.
Phạm Ðiền: Như ông vừa nói về các nhân vật như cô Duyên, cô Hậu trong Dòng Mực Cũ. Những người này nhận xét gì về giai đoạn đó của lịch sử?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Nhận xét chung của họ là thời kỳ đó lòng yêu nước nó sôi sục lắm. Nó phát rất là mạnh. Chúng ta cũng nhớ là cảnh cuối mùa thực dân vì thời đó là thời vùng dậy của các quốc gia điển hình là Nhật, rồi cách mạng bên Trung Hoa, thành thử nó làm không khí nó sôi sục lắm.
Người ta chờ một tụ điểm tập hợp sức người chống thực dân Pháp. Khi có tiếng gọi lên đường họ xông pha hăng hái mặc dầu họ cũng không hiểu cái tổ chức đó khác tổ chức này như thế nào, nhưng mà hễ có sự hối thúc tập hợp thì họ ra đi ngay.
Phạm Ðiền: Chúng tôi cảm thấy cái không khí đó dàn trải trong cậu chuyện khi đọc. Thưa ông, nay trở về phương diện kỹ thuật, viết một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử dày tới 600 trang như thế này, ông để mất bao lâu để hoàn tất.
Nguyễn Ngọc Ngạn: Tôi viết thì nó lại nhanh có lẽ cũng vì trời cho thành thử chúng tôi viết nhanh nhưng mà thời gian mất nhiều đó là thời gian đọc tài liệu, chứ không phải thời gian ngồi xuống viết.
Ví dụ chúng tôi đọc hồi ký của Hoàng Văn Hoan, hay Những Nhân Vật Lịch Sử phía Cộng sản Việt Nam viết ra, những tác phẩm sau này của các nhà xuất bản của đảng, nhà xuất bản trong nước họ viết ra, khi đọc chúng tôi lại đối chiếu với những cuốn người quốc gia viết chẳng hạn những cuốn về Việt Nam Quốc Dân Đảng của Hoàng văn Tùng, Nguyễn Thái Học, những cuốn như là Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống v.v.
Chúng tôi so sách giữa các tài liệu mà phia quốc gia viết với những tài liệu phía bên cộng sản viết để có một cái phán đoán cho nó trung thực. Anh hỏi thì chúng tôi xin thưa rằng thời gian ngồi xuống viết không tốn nhiều bằng cái thời gian chúng tôi tra cứu tài liệu.
Phạm Ðiền: Tổng cộng đến nay ông đã có 32 tác phẩm xuất bản, cuốn đầu tiên ông viết là cuốn…?
Người đàn ông đi lính nhưng dầu sao đi nữa thì còn bay nhảy chỗ này chỗ kia, còn người vợ ở nhà lo cho con cái mà lương lính thì chỉ có đủ cho người lính tiêu thôi thành ra đôi khi người ở hậu phương vất vả hơn. Khi mất miền Nam, chúng tôi đi cải tạo thì người vợ ở lại phải gánh quà vào thăm nuôi chồng và khi ở trại cải tạo ra thì ưu tiên cho người chồng vượt biển.
Nguyễn Ngọc Ngạn: Nó lùi lại năm 78. Noel năm 78 khi chúng tôi đến trại tị nạn Mã Lai, không may là tôi bị đắm tàu, bà xã với lại cháu nhỏ đều mất khi ngồi trên đảo một mình tôi nghĩ tới sau 5 năm trong quân đội, 3 năm trong tù cải tạo rồi cuộc vượt biên lại gặp tình cảnh bi thảm, tôi trở thành người độc thân trở lại trong lúc ngồi ở trại tị nạn Mã Lai thì tôi nghĩ ra một điều rằng trong cuộc chiến vừa qua những người đàn bà Việt Nam khổ hơn người đàn ông.
Người đàn ông đi lính nhưng dầu sao đi nữa thì còn bay nhảy chỗ này chỗ kia, còn người vợ ở nhà lo cho con cái mà lương lính thì chỉ có đủ cho người lính tiêu thôi thành ra đôi khi người ở hậu phương vất vả hơn. Khi mất miền Nam, chúng tôi đi cải tạo thì người vợ ở lại phải gánh quà vào thăm nuôi chồng và khi ở trại cải tạo ra thì ưu tiên cho người chồng vượt biển.
Tôi nghĩ lại, trong cuộc chiến vừa qua, thời hậu chiến thì người đàn bà khổ hơn người đàn ông, nên tôi đặt bút viết một cuốn sách bản thảo viết tay là Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại đó là bản thảo đầu tiên viết năm 79 tại trại tị nạn Mã Lai.
Phạm Ðiền: Sắp vào lúc kỷ niệm 30 năm rời xa quê hương, là một người viết một tiểu thuyết lịch sử, cảm nhận của ông về lịch sử vừa qua là gì?
Nguyễn Ngọc Ngạn: Thưa những suy nghĩ thì nó mông lung lắm. Nó có những cái day dứt là phía những đảng phái quốc gia lớn mạnh và đầu tiên của chúng ta như Việt Nam Quốc Dân Đảng, trước đó là phong trào của cụ Phan Bội Châu ta chưa có rõ nét là có biên giới Quốc Cộng vào năm 27-28.
cái day dứt của cá nhân chúng tôi và chắc chắn là của những người thế hệ tôi ở phía quốc gia điều lấy làm buồn làm tiếc rằng tại sao lúc đó phía đảng phái quốc gia lại không thắng thế trong đó có những nỗi buồn và những ngưỡng vọng về các anh hùng vô danh.
Việt Nam Quốc Dân Đảng là đảng quốc gia tiêu biểu thì cùng lúc đó lại có Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Minh Hội tiền thân Đông Dương Cộng Sản Đảng thì dĩ nhiên cái day dứt của cá nhân chúng tôi và chắc chắn là của những người thế hệ tôi ở phía quốc gia điều lấy làm buồn làm tiếc rằng tại sao lúc đó phía đảng phái quốc gia lại không thắng thế trong đó có những nỗi buồn và những ngưỡng vọng về các anh hùng vô danh.
Về những người đã tham dự trong Việt Nam Quốc Dân Đảng thời đó bị bắt bớ, tù đầy, giam cầm thì dĩ nhiên cũng có những lúc chúng tôi cảm thấy rơi lệ khi ngồi đọc tài liệu và ngồi viết lại cuốn này.
Phạm Ðiền: Chúng tôi chân thành cám ơn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn dành chút thời giờ nói chuyện về cuốn sách mới của ông.
Nguyễn Ngọc Ngạn: Xin cám ơn quý vị và các bạn đã theo dõi buổi mạn đàm ngắn của chúng tôi.
Chú Ngạn ơi, mong chú viết tiếp phần 3. Hoặc những tác phẩm lịch sử tương tự như thế này.