Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Alexeevich Ostrovsky

39 người đang nghe

 Lượt nghe:8,750


Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Alexeevich Ostrovsky

Đánh giá: 3.3/5 từ 309 lượt

truyện kinh điển

RadioTruyen.Info

Trung Nghị

RadioTruyen.Info

RadioTruyen.Info

RadioTruyen.Info

RadioTruyen.Info

RadioTruyen.Info

RadioTruyen.Info

RadioTruyen.Info


Mời quý thính giả cùng đón nghe truyện kinh điển Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Alexeevich Ostrovsky của tác giả RadioTruyen.Info qua giọng đọc Trung Nghị

  



Mời quý thính giả cùng đón nghe truyện kinh điển Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Alexeevich Ostrovsky của tác giả RadioTruyen.Info qua giọng đọc Trung Nghị

Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) là một thanh niên lớn lên trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Cũng như bao thanh niên Liên Xô khác, anh cũng có người bạn gái chơi thân, cô tên là Tonya và sau này trở thành người yêu. Tônhia là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó, lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản. Anh trai Pavel cũng theo con đường này. Tônhia rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh và theo anh, không dám yêu một lý tưởng. Nhà Tônhia lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel nói: “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”….
 

 

Pavel đã chia tay Tônhia mà theo lý tưởng mình đã xác định. Anh hăng hái, hồ hởi cống hiến sức trẻ thanh niên của mình cho những công việc phục vụ cho nhân dân, cho Tổ quốc. Trong thời gian xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố, tình cờ Pavel đã gặp lại Tônhia. Công việc ở đây rất cực nhọc, ngày đêm chịu đói rét, gian khổ để gấp rút hoàn thành cho kỳ được con đường sắt cho kịp trước khi mùa đông tới. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không đủ gỗ để sưởi ấm. Do vậy, Tônhia đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavơlusa ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay anh khi anh đưa tay ra và anh hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn không còn nữa. Cô giờ đây đã có chồng và “sặc mùi băng phiến”.

Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí… Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, vôi hóa cột sống, phải ngồi xe lăn, có một y tá chăm sóc và động viên, dồn hết tình thương cho anh. Anh cảm thấy mình không được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào….

Thép đã tôi thế đấy – Nikolai Alexeevich Ostrovsky

“Thép đã tôi thế đấy” đã một thời được coi là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Nhân vật Paven là một hình ảnh điển hình sâu sắc và là sự thể hiện trong sáng bằng nghệ thuật lịch sử của người thanh niên Xô Viết, sự thể hiện những phẩm chất chính trị, tinh thần cao quý, lòng trung thành sâu sắc của người thanh niên Xô Viết đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân. Sức mạnh và tính hấp dẫn của hình ảnh Paven chính là ở chỗ trong con người Paven đã tổng hợp được những phẩm chất tốt đẹp nhất và điển hình nhất của thanh niên Xô Viết thời ấy. Pavel là một thanh niên, được tôi luyện, được nung rèn trong lò lửa của cách mạng và đã vượt qua được nhiều khó khăn, cực khổ. Tác phẩm lột tả được niềm tự hào đã vượt qua những thử thách cam go, sức mạnh của niềm tin và khát khao được sống, được cống hiến, được bùng cháy trọn vẹn ngọn lửa đời mình cho tố quốc, cho cách mạng. Tác phẩm đã truyền lại được cho những độc giả là thanh niên ngọn lửa và chất thép hào hùng, một thứ rất cần thiết trong hành trang vào đời các bạn trẻ để họ có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đây là tác phẩm được coi là đặt nền móng cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Năm 1954, lần đầu tiên ở Việt Nam, tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Xô Viết Nicôlai Ôxtrovxki “Thép đã tôi thế đấy” được dịch sang tiếng Việt. Thời gian ấy, trong các chiến hào Điện Biên Phủ mù mịt đạn bom, khói lửa, các chiến sĩ của chúng ta đã chuyền tay nhau bản dịch tóm lược tác phẩm này với cái tên “Luyện thành gang thép”. Và trong suốt 50 năm qua, tác phẩm này đã trở thành cuốn sách gối đầu của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam…

Tác giả:Nikolai Alexeevich Ostrovsky


(Lưu ý: Bạn có thể vừa nghe vừa bình luận đánh giá truyện mà không làm gián đoạn âm thanh)
Hiện có 309 đánh giá cho truyện này
Nhung Mon  (28/07/2024 23:05:36)

Cống hiến cả cuộc đời cho nhân dân cho đất nước, một con người thật vĩ đại ... tìm đâu ra được những con người như vậy....

Paven  (03/04/2022 18:59:38)

Một thời đã qua